Cách Trị Mất Ngủ Với 8 Bước Thiền Chánh Niệm

Cách chữa trị mất ngủ hữu hiệu

Bạn đang chịu đựng những đêm trằn trọc, mất ngủ? Các nghiên cứu phát hiện ra rằng thiền chánh niệm là một trong những cách trị mất ngủ hữu hiệu nhất hiện nay.

Xem thêm:

Thiền Chánh Niệm Giúp Điều Trị Chứng Mất Ngủ Thế Nào?

3 Lợi Ích Khi Thực Hành Lòng Biết Ơn Theo Tâm Lý Học

Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Bằng Trị Liệu Nhận Thức Dựa Trên Thiền Chánh Niệm

Cách trị mất ngủ với 8 bước thiền chánh niệm

Nguyên nhân gây mất ngủ

Là do tâm trí hoạt động quá tích cực

Nguyên nhân gây mất ngủ

Căng thẳng quá mức, lo âu thường xuyên, tâm lý bất ổn, hoặc xem phim, chơi điện thoại quá muộn, là những lý do khiến tâm trí hoạt động quá tích cực.

Muốn đi vào trạng thái buồn ngủ, tâm trí phải giảm cường độ hoạt động, khi đó sóng não giảm, cơ thể hiểu rằng đã đến lúc thư giãn, tái tạo lại năng lượng.

Còn khi tâm trí hoạt động quá tích cực, cơ thể nhận lấy dấu hiệu rằng nó cần phải thức, để nhận các mệnh lệnh từ tâm trí.

Thực tập thiền chánh niệm được khoa học chứng minh giúp trị mất ngủ

Thiền chánh niệm giúp chữa mất ngủ

Thiền chánh niệm giúp cải thiện khả năng điều tiết căng thẳng và tăng cảm giác bình tĩnh, dẫn đến khả năng ngủ tốt hơn. Đây là kết quả từ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức Tư duy tại UCLA, Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn cực kỳ khuyến khích những người bị mất ngủ kinh niên, đặc biệt những người không thể hoặc không muốn sử dụng thuốc ngủ, nên cân nhắc việc luyện tập thiền chánh niệm. Do phương pháp này không hề có tác dụng phụ như việc sử dụng các loại thuốc chữa mất ngủ.

08 bước thiền chánh niệm giúp ngủ ngon hơn

Bước 1: Tìm một không gian yên tĩnh. Đó là nơi bạn có thể ngồi hoặc nằm không bị quấy rầy trong 10 đến 20 phút. Nếu có thể, hãy làm mờ đèn, hãy ngồi xuống và dành chút thời gian để tĩnh lặng. Cho phép bản thân ổn định, về tinh thần và thể chất.

Bước 2: Giữ thẳng cột sống. Bạn có thể ngồi, cũng có thể nằm. Bạn có thể sử dụng bất kỳ đệm, ghế đẩu hoặc các đạo cụ khác để đảm bảo hoàn toàn thoải mái. Điều quan trọng là phải giữ cho cột sống luôn thẳng để khí huyết lưu thông. Sau đó, hãy nhắm mắt lại

Bước 3: Để ý những cảm giác nổi trội trên cơ thể. Ví dụ như cảm giác mỏi ở vai, căng ở hàm, nằng nặng ở ngực, v..v… Hít thở sâu 3 lần. Với mỗi lần thở ra, bạn có thể cảm nhận được sự căng thẳng ra khỏi các bộ phận cơ thể đó.

Bước 4: Dành toàn bộ sự tập trung của bạn vào phần chóp mũi. Ghi nhận cảm giác hơi thở ra vào cơ thể. Bạn có thể nhận thấy cảm giác hơi mát khi hít vào và cảm giác ấm hơn khi thở ra. Làm như vậy trong 5 phút.

Bước 5: Theo dõi dòng chảy của hơi thở. Để ý khi nó di chuyển qua lỗ mũi, xuống cổ họng và vào phổi (hít vào). Sau đó trở lại phổi qua cổ họng và ra lỗ mũi (thở ra). Cho phép tâm trí theo dõi nhịp thở khi nó đi vào và rời khỏi cơ thể bạn.

Bước 6: Nhận ra những suy nghĩ có trong đầu bạn lúc này. Suy nghĩ là điều hoàn toàn bình thường. Không cần phải gạt bỏ suy nghĩ để đầu óc thư thái. Bạn chỉ cần nhận ra bất kỳ suy nghĩ nào khi chúng nảy sinh. Sau khi nhận ra các suy nghĩ đó, lại quay về chú ý vào hơi thở của bạn.

Bước 7: Tiếp tục quan sát cảm giác cơ thể, suy nghĩ, hơi thở như vậy bao lâu tùy bạn.

Bước 8: Cuối cùng, hít thở sâu 3 lần bằng bụng. Mở mắt, kết thúc bài tập.

Đây là bài tập bạn nên làm hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Nếu làm vào buổi sáng, sau khi kết thúc, hãy làm vài động tác thể dục để khởi động 1 ngày đầy năng lượng nhé. Nếu làm vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi kết thúc, bạn hãy tiến luôn đến chiếc giường yêu quý của bạn, không nghịch điện thoại hoặc đọc sách gì nữa, để tận hưởng giấc ngủ thư thái nhé. Mình hi vọng cách trị mất ngủ này sẽ được phổ biến với nhiều người.

Linh Từ Từ

Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm

Leave a Comment