Rối loạn lo âu, trầm cảm. Có nên dùng thuốc?

Không nha. Vì 2 lý do sau đây:

  1. Thuốc không điều trị dứt điểm được rối loạn lo âu: 

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này được cho là bởi 1 người sống trong môi trường có nhiều áp lực. 

Điều ấy có đúng không? Không.

Bởi nếu chúng ta để ý ngoài đời thực sẽ thấy: với cùng 1 sự kiện, có người sẽ cho đó là áp lực, một điều không tốt, gây rắc rối cho họ; có người lại coi sự kiện đó là bình thường, thậm chí họ còn tìm được các lợi ích từ sự kiện đó.

Như vậy, áp lực bên ngoài có tồn tại hay không? Hoàn toàn là do cách nhìn nhận của mỗi người, do hoạt động tâm thức của mỗi người, chứ không phải vì bản chất sự kiện ấy.

Thế khi mà hoạt động tâm thức không được chuẩn cho lắm, ta nhìn thấy 1 sự kiện là rắc rối, thì cơ thể sẽ bật 1 cơ chế sinh lý có tên là “Flight or Fight Response”. Đây là 1 cơ chế Linh Từ Từ đã nhắc đến trong bài “Làm sao để vững vàng trước những đổi thay không lường trước?”.

Đại khái cơ chế này là: Hạch Hypothalamus ở trong não sẽ tiết ra các chất dẫn truyền xung thần kinh như cortisol, andrenaline. Các chất này sẽ như những người truyền tin rằng “Ôi đang có 1 điều không ổn xảy ra này!” tới các cơ quan trong cơ thể cần thiết cho việc sinh tồn như: tim nè, hệ tiêu hóa nè, cơ bắp nè, hệ miễn dịch nè, vân vân và mây mây. Từ đó tạo ra các phản ứng mà được coi là các triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm như:

  • căng cứng cơ thường xuyên, đau mỏi cổ vai gáy
  • hay căng thẳng đầu óc
  • rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ
  • hệ tiêu hóa yếu
  • rối loạn ăn uống: hoặc ăn quá nhìu hoặc chán ăn
  • tim đập nhanh, huyết áp cao, dễ đột quỵ

Thế thì, tất cả các thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm đều là để tác động lên cơ chế “Flight or Fight Response” này, làm dịu lại các phản ứng, khiến cho cơ thể êm dịu đi. Người bệnh cảm thấy dễ chịu.

Tuy nhiên, vì thuốc chỉ tác động lên phần sinh lý – là Tầng trên của vấn đề; chứ không tác động lên phần Nội lực, hoạt động Tâm thức – là Tầng sâu, cốt lõi của vấn đề; nên khi ngưng sử dụng thuốc, người bệnh lại thấy các rắc rối quay lại như xưa. 

Và đương nhiên chúng ta không muốn phụ thuộc vào thuốc cả đời, phải không? 

  1. Khó dừng việc sử dụng thuốc:

Khi chúng ta bị rối loạn lo âu và trầm cảm thì trở nên rất mong manh, yếu đuối, nội lực yếu.

Vì vậy, khi ấy mà nói rằng chúng ta chỉ dùng thuốc trong tình huống cấp bách thôi, sau đó sẽ ngưng lại và nuôi dưỡng nội lực thì KHÓ à nha. 

Thế nên, các loại thuốc này thường được coi như “ma túy cho tinh thần”. Một khi đã dùng rồi thì rất khó dứt ra.

Vì vậy, hãy tìm 1 phương pháp lâu dài hơn, xử lý được cốt lõi vấn đề hơn. Đó chính là thiền chánh niệm. Đây là phương pháp Linh Từ Từ đã thực hành 7 năm qua và thực sự thấy quý giá. Thay đổi cho mình cả về sức khỏe, tâm lý, tư duy, và chất lượng cuộc sống hơn. 

Leave a Comment