“Má Ơi. Bằng Tuổi Mình Mà Người Ta Đã…” Và Thói Quen So Sánh Bản Thân Với Người Khác

Thói Quen So Sánh Bản Thân Với Người Khác

So sánh bản thân với người khác nhiều khi được coi là việc thường tình. So cho vui. So cho có động lực. Mà thường phải so sánh với những người bằng tuổi mới chịu (cho sự so nghe nó hợp lý). Nên mô tít luôn là “Má ơi. Bằng tuổi mình mà người ta đã…”

Xem thêm:

Quy Tắc 90 Giây Để Quản Trị Cảm Xúc

Peer Pressure – Áp Lực Đồng Trang Lứa

Nội Lực Của Bạn Mạnh Tới Đâu?

So sánh bản thân với người khác

So sánh bản thân với người khác” là môn thể thao được chơi ở nhiều lứa tuổi

So sánh bản thân với người khác nhiều khi được coi là môn thể thao được nhiều người ưa thích

Người ta hay nói việc so sánh bản thân với người khác thường chỉ khi bạn tầm 20 tuổi đổ xuống. Thế mình cũng thử ngó quanh quanh. Cơ mà hình như không phải:

  • Có nhiều người ở tuổi 30 vẫn “Má ơi” khi thấy xung quanh họ ban bè cùng tuổi đã có mấy nhà, mấy xe. Trong khi họ thì 1 nhà, 1 xe. Hoặc 0 nhà, 0 xe.
  • Có nhiều người ở tuổi 40 vẫn “Má ơi” khi thấy xung quanh họ bạn bè cùng tuổi đã có chức vị cao, giám đốc, hiệu trưởng. Trong khi họ chức vị bình thường.
  • Có nhiều người ở tuổi 50 vẫn “Má ơi” khi thấy xung quanh bạn bè cùng tuổi có sức khỏe, tinh thần tràn trề, tươi mới như 20 tuổi. Trong khi họ thì hơi yếu + hơi đuối như những người 50 tuổi.
  • Có nhiều người ở tuổi 60 vẫn “Má ơi” khi thấy xung quanh bạn bè họ có con cháu đề huề, nhiều tài sản. Còn họ thì con cháu ít đề huề hơn, ít tài sản hơn.

Thấy thế xong thì mình rùng mình 1 cái. Hết hồn. Thế thì phải “Má ơi” hơi nhiều không? Và má mình sẽ nấc liên tục mất. 😆

Thế nguyên nhân của “Má ơi” ấy là gì nhì?

Mình đã phát hiện ra 3 cái:

  1. Có khát khao rõ ràng cơ mà chưa thành hiện thực. Thấy người khác thành rồi nên là hoài nghi về mình.
  2. Có khi không có khát khao rõ ràng lém mà chỉ biết không happy với cái đang có. Thấy người có cái khác hơn mình và trông happy => lại càng thấy cái đang có không ổn.
  3. Trước đó có các thành tích được xã hội công nhận nên định vị bản thân ở 1 nơi cao cao. Giờ có người khác đứng cao hơn chói lòa => hụt hẫng

Mà cả 3 cái này dân gian gọi chung là “thiếu tự tin”.

Tự tin = nhìn nhận bản thân mình so với người khác => Tự tin non

Tự tin = tự mình nhìn nhận và tin tưởng mình => Tự tin cứng

Lúc hiểu ra mình cũng gớt nước mắt lắm á. “Má ơiiii”  🥲🥲

Mỗi người lại “Má ơi…” một kiểu

So sánh bản thân với người khác ví dụ về giỏ đi chợ

Tại mỗi người lại có 1 mong muốn khác nhau.

Có nhiều người “Má ơi” vì người khác có cái túi hàng hiệu mới nhất, hàng limited. Với nhiều người khác, nó cũng chỉ là cái để đựng thôi mà. 🤣

Có người trước đây chưa từng “Má ơi” giờ lại “Má ơi”

Hóa ra tự tin nó là không phải là cái bất biến à nha. Không phải hồi bé tự tin là đến già vẫn tự tin. Không phải hồi bé tự ti là đến già tự ti.

Lúc nào bị dòng đời cuốn đi, mất sự tự nhìn nhận, tự tin tưởng, là lại “Má ơi” không à. 😎

Làm nào giờ nhì?

1.   Lên danh sách những ai khiến mình “Má ơi”

Và xem người ta khiến mình “Má ơi” về điều gì? Thu nhập của họ? Nhan sắc của họ? Độ vui tươi của họ? => để xem mình đang thiếu tự tin ở điểm nào của mình. Kaaa vui phết đấy.

2.   Đánh giá lại trung thực những cái mình đang có

Xem lại xem nó có đến nỗi “không thể hài lòng” đến thế không? Chấm điểm trên thang 10 điểm xem nó được mấy điểm lun nè.

3.   “Chấp nhận thôi chứ biết làm nào nữa?”

So sánh bản thân với người khác nhiều khi được coi là việc thường tình

Cái hồi mới nghĩ đến thế thôi là mình giãy nảy: “Ơ không được đâu nhé. Chấp nhận là chấp nhận như nào? Chấp nhận thế còn sao mà tiến bộ được  hâm à??”

Nhưng mà như này:

  • Nếu bạn là người chơi hệ lý trí: sự chấp nhận làm dịu các kích thích não bộ ở các trung khu thần kinh phụ trách các việc: điều khiển nhận thức, kiểm soát cảm xúc. Khiến trí não trở nên bình tĩnh, từ đó đưa ra các phân tích logic sáng suốt hơn. Xem cụ thể nghiên cứu https://trialsjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13063-019-3952-9
  • Nếu bạn là người chơi hệ cảm xúc: sự chấp nhận khiến bản thân “đỡ mệt” vì không phải gồng nhiều. Rất là nhẹ đầu. Vui tươi xanh lá okla.
  • Nếu bạn là người chơi hệ tâm linh: khi trong tâm có 1 điều không như ý thì tinh thần chấp nhận tạo nên 1 năng lượng rất hòa hữu, ấm áp, đó chính là 1 cái “nhân” rất đẹp. Theo Luật Nhân Quả thì nó sẽ trổ ra 1 cái quả rất đẹp sau đó. Còn mình trong tâm có sự “không chấp nhận nổi”, thì nó lại là 1 năng lượng phản kháng, ức chế, lại là 1 cái nhân “không đẹp mấy”. Thành ra nó không trổ ra 1 cái quả đẹp được đâu.

Sau này mình mới hiểu là “chấp nhận” tạo nên tự tin chứ kaaa.

Chấp nhận “Ừ thì mình không hài lòng về thu nhập đấy”. Chấp nhận “Ừ thì mình tự ti về nhan sắc đấy”. Chấp nhận “Ừ thì mình lo lắng về sức khỏe” đấy.

Cái này rất khác so với việc: Thu nhập hiện tại có thế thì chấp nhận thế. Nhan sắc hiện tại có thế thì chấp nhận thế. Sức khỏe hiện tại có thế thì chấp nhận thế.

Cái này có khó hiểu không? Nếu có thì có thể liên hệ để học thiền chánh niệm với mình, sẽ hiểu ra liền 🥰🥰

4.   Cơ mà làm nào để hết “Má ơi” nhanh nhanh lên?

Ai bảo mình là “Cái gì cũng phải từ từ mới được” là mình ứ chịu đâu. Từ cái xừ. Nó phải được ngay, và luôn. Phải hết “Má ơi” ngay vào luôn. Tự tin ngay và luôn đi chứ. Thế nên bây giờ mình mới tên là Linh Từ Từ các bạn ạ. 😂😂

Linh Từ Từ

-Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm-

15 Thoughts to ““Má Ơi. Bằng Tuổi Mình Mà Người Ta Đã…” Và Thói Quen So Sánh Bản Thân Với Người Khác”

  1. VA

    Trời ơi những điều này nói đúng tâm lý em luôn, có điều gì cũng so sánh với người khác. Và mỗi lần so sánh là một lần đau lòng bởi thấy gì mình cũng kém hơn, cũng thất bại hơn, không có gì nổi trội cả.

Leave a Comment