Lý Do Đầu Tiên Khiến Chứng Rối Loạn Lo Âu Gia Tăng Và Cách Xử Lý

Rối loạn lo âu cũng được coi là vấn đề sức khỏe tinh thần

275 triệu người trên toàn thế giới đang mắc rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu cũng được coi là vấn đề sức khỏe tinh thần đáng lo ngại nhất trong thế kỷ này (theo World Economic Forum).

Xem thêm:

Tập Thiền Chánh Giúp Vượt Qua Trầm Cảm Như Thế Nào?

Thiền Chánh Niệm Giúp Điều Trị Chứng Mất Ngủ Thế Nào?

Khi Tập Thiền Chánh Niệm Đầu Óc Để Đi Đâu?

Lý do đầu tiên khiến chứng rối loạn lo âu gia tăng và cách xử lý

Lý do đầu tiên khiến chứng rối loạn lo âu gia tăng

Đó là mình đang không biết mình bị rối loạn lo âu

Lý do khiến chứng rối loạn lo âu gia tăng

Tại sao mình lại không biết cơ chứ? Tại mình nghĩ lo âu là là 1 cảm xúc bình thường. Thậm chí là còn có lợi vì như vậy mình sẽ có cách xử lý kịp thời khi vấn đề xảy ra. Và mình cứ để bản thân lo lắng như vậy. Dần dần nó thành thói quen. Và khi nó thành thói quen, thì nó tự nhiên thường xuyên xảy ra.

Khi xảy ra thường xuyên là lúc lo âu trở thành rối loạn lo âu. Đến lúc ấy thì mình cũng quen xừ rồi. Thế là mình không biết. Và khi không biết, thì sẽ không tìm cách chăm sóc chữa trị. Chỉ đến khi nó phát ra thành các bệnh như đau dạ dày, nhức mỏi cổ vai gáy, mất ngủ, huyết áp cao, các bệnh tim mạch,v..v.. Lúc đó mình mới đi tìm thầy tìm thuốc.

Mà có khi còn tìm thầy tìm thuốc không đúng. Ví dụ mình cứ đi tìm cách chữa đau dạ dày. Dùng thuốc một thời gian thấy đỡ. Nhưng ngưng dùng thuốc lại bị. Vì mình không biết nguyên nhân chính là vì rối loạn lo âu. Và thế, là mình có thể lệ thuộc vào thuốc đau dạ dày lâu dài.

Cách để nhận biết mình đang bị rối loạn lo âu

Thường xuyên nhận biết các cảm giác trên cơ thể

Cách để nhận biết mình đang bị rối loạn lo âu

Tất cả mọi cảm xúc đều được biểu hiện lên cơ thể. Trong cách nói thông thường cũng thể hiện điều đó rất rõ. Ví dụ rõ ràng nè:

  • Sợ xanh mặt (Tức là khi mặt xanh xao là mình đang có cảm xúc sợ)
  • Giận run người (Tức là khi người run lên là mình đang giận dữ)
  • Sướng tê người (Tức là khi người mình tê tê lâng là mình đang sướng)

Thành ra cảm xúc có thể là thứ bên trong khó nắm bắt. Nhưng biểu hiện lên cơ thể thì dễ biết hơn. Nên chỉ cần nhận biết thay đổi trên cơ thể, từ đó sẽ mò ra cảm xúc gì? Từ đó sẽ xem cảm xúc ấy có cần thiết hay không? Nếu cần thiết thì chuyển nó tiếp thành tư duy và hành động. Nếu không thì chỉ cần quan sát nó 1 lúc là nó tan.

Với lo âu, đó là khi bụng cồn cào, đầu căng căng, hơi thở ngắn, có thể chảy mồ hôi tay, thấy tê tê ở mặt, bàn tay, cánh tay, và chân

Bài thiền chánh niệm để luôn có sự nhận biết về cơ thể, từ đó nhận ra về cảm xúc để quản trị nó

Đây là bài thiền rất quý giá. Nguyên tắc của nó chỉ là nhận biết cảm giác ở mọi bộ phận trên cơ thể. Chỉ nhận biết đơn thuần mà không có đánh giá, sợ hãi, trốn tránh, hay phủ nhận gì. Đây là một bài tập rất tốt.

Thứ nhất, nó giống như mình tự chụp X quang cơ thể mình vậy. Để nhận biết xem bộ phận nào đang hơi chớm có sự không ổn, thì mình có thể chăm sóc luôn và sẽ không bị phát triển thành bệnh nặng.

Thứ hai là nó khiến cho mình trở nên rất nhạy, để biết khi nào có cảm xúc lo âu, là mình nhận ra luôn, và chăm sóc nó không khiến nó thành rối loạn.

Hãy cùng bắt đầu nào

Chọn 1 tư thế thật thoải mái

Có thể đứng, nằm, ngồi. Tùy bạn

Nếu có thể, hãy nhắm mắt để tập trung hơn

Hãy bắt đầu chú ý vào hơi thở của bạn

Hít vào thì biết hít vào

Thở ra thì biết thở ra

Hít vào

Thở ra

Hít vào

Thở ra

Hãy bắt đầu để ý đỉnh đầu của bạn

Cảm giác trên đỉnh đầu thế nào?

Tê tê, căng căng, hay hoàn toàn dễ chịu?

Hãy tiếp tục với toàn bộ đầu bạn

Đầu bạn đang cảm thấy thế nào?

Nửa đầu bên trái? Nửa đầu bên phải? Da đầu?

Cảm giác nặng nặng, hay hoàn toàn nhẹ nhõm?

Hãy tiếp tục với phần trán của bạn?

Trán của bạn thế nào?

Có đang nhăn tít lại không hay hoàn toản thoải mái?

Lông mày thì thế nào?

Có cảm giác tê tê hay hoàn toàn bình thường?

Đôi mắt thì thế nào?

Đang thoải mái hay hơi nhức nhức?

Gò má thì sao?

Khuôn miệng của bạn lúc này thế nào?

Đang ở vị trí bình thường hay hơi nhếch lên?

Hàm của bạn lúc nào thế nào?

Đang hơi nghiến? Hay đang thả lỏng?

Hãy tiếp tục với hai tai của bạn

Vành tai, bên ngoài, bên trong tai

Đang có chút nhức nhức gì không? Hay hoàn toàn dễ chịu?

Cổ của bạn thì sao?

Có cảm giác hơi nghẹn nghẹn không? Hay hoàn toàn thông suốt dễ chịu?

Gáy của bạn thì sao?

Có cảm giác mỏi mỏi gì không? Hay hoàn toàn thoải mái?

Hãy tiếp tục xuống vai

Vai có đang cảm thấy nặng nặng, căng cứng gì không? Hay hoàn toàn bình thường

Hãy tiếp tục xuống 2 cánh tay, rồi bàn tay, các ngón tay

Có cảm giác tê, đau, nhức ở đâu không? Hay hoàn toàn bình thường?

Hãy tiếp tục với phần ngực của mình

Ngực đang cảm thấy thế nào?

Trái tim đang đập đều đặn vừa phải không? Hay đang đập nhanh liên tục?

Tốt lắm

Có thể lúc này suy nghĩ của bạn lại đang nghĩ đến một chuyện khác.

Không sao cả. Hãy tự trả lời cho câu hỏi “Mình lại đang nghĩ đến chuyện gì nhỉ?”

Sau đó, lại quay về chú ý vào bộ phận tiếp theo là vùng bụng

Phần bụng của mình đang cảm thấy thế nào?

Có tức tức, ọc ạch chỗ nào không? Hay hoàn toàn êm dịu?

Hãy tiếp tục với phần dưới vùng bụng

Hii, phần này bạn thử tự cảm nhận đi xem nào?

Đang có cảm giác gì vào lúc này?

Hãy tiếp tục với phần lưng

Để ý toàn bộ tấm lưng của bạn

Có điểm nào trên lưng đang có cảm giác không thoải mái không?

Hãy tiếp tục với phần đùi

Đùi bạn đang có cảm giác thế nào?

Có căng cứng, mỏi gì không? Hay hoàn toàn bình thường?

Hãy tiếp tục với phần đầu gối

Đầu gối đang cảm thấy thế nào?

Có chút nhức mỏi gì không? Hay hoàn toàn bình thường

Hãy tiếp tục với bắp chân và cẳng chân

Đang có cảm giác gì nào?

Hãy tiếp tục với phần cổ chân

Cổ chân có đang cảm thấy nhức nhức khó chịu gì không?

Hãy tiếp tục với bàn chân

Bàn chân đang như thế nào?

Có đang nhói nhói đau đau gì không? Hay hoàn toàn bình thường?

Hãy tiếp tục với các ngón chân

Có đang mỏi mỏi gì không? Hay hoàn toàn nhẹ nhõm?

OK

Vậy là chúng ta đã để ý một lượt từ đầu xuống ngón chân

_Kết thúc_

Đây là một bài thiền bạn nên làm hàng ngày. Chúc bạn luôn an vui, mạnh khỏe!

Linh Từ Từ

-Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm-

15 Thoughts to “Lý Do Đầu Tiên Khiến Chứng Rối Loạn Lo Âu Gia Tăng Và Cách Xử Lý”

Leave a Comment