Có khi nhiều người vẫn tin tự chê mình là tốt. Coi đó là thể hiện của tính trung thực, nghiêm khắc, trách nhiệm. Và ta cần những tính đó để hoàn thiện, phát triển bản thân. Kiểu như là “Chỉ khi chúng ta dũng cảm nhìn vào bên trong và xác định khuyết điểm của mình và dám chê bai chúng, chúng ta mới có thể bắt đầu sửa đổi bản thân từ đó trở thành người tốt hơn. Và ai chịu được sự chê bình đó mới cứng, mới giỏi.” Khoa học và trải nghiệm của bản thân mình chứng minh điều ngược lại.
Mục Lục
10 biểu hiện phổ biến của việc “tự chê mình”
Cùng xem 10 biểu hiện phổ biến của việc “tự chê mình” xem là bạn có dính số nào khum nha:
- Tự trách bản thân về nhiều điều tiêu cực xảy ra trong cuộc sống của mình. (Ví dụ có bạn coaching với Linh từng bị xâm hại thì đổ lỗi do mình cư xử sao đó mới bị vậy.)
- Bản thân có thành tựu thì cũng nghĩ do may mắn là nhiều, chứ không phải do thực lực.
- Hay so sánh bản thân với người khác
- Không ưng ngoại hình của bản thân dù người khác có khen.
- Cứ ngại ngại khi phải nói ra nhu cầu, mong muốn thực sự của bản thân. Luôn đề cao nhu cầu, mong muốn của người khác hơn.
- Nếu bản thân mắc lỗi thì tin rằng đó là vì tính tình, thói quen nào đó của mình.
- Thấy ngượng ngượng, không tự nhiên lắm, khi được người khác khen.
- Đặt ra thật nhiều kỳ vọng cao chót vót cho bản thân. Tự coi mình là người cầu toàn.
- Cứ nghĩ đi nghĩ lại mãi những sai lầm trong quá khứ và tự dằn vặt.
- Cảm thấy thật khó mà tha thứ được cho bản thân.
Khoa học chứng minh tự phê bình là tự hủy mình
Nghiên cứu ở Mỹ, Canada, Israel và Châu Âu đều chỉ ra rằng việc lặp đi lặp lại trong những suy nghĩ chê bai bản thân góp phần gây ra trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất kích thích, suy giảm sức khỏe thể chất và nâng cao tỉ lệ tự tử. Một khi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần yếu đi như thế, thì còn làm ăn gì được nữa, thành tựu ở đâu ra? Và khi không có thành tựu gì trong cuộc sống, lại quay ra tự chê mình tiếp. Luẩn cà luẩn quẩn nhì.
Trải nghiệm cá nhân
Bản thân Linh ngày xưa cũng hay tự chê mình phết. Lý do là Linh coi đó là 1 phần của tư duy cầu tiến. Nhưng mà Linh thấy cứ khổ khổ. Thì đúng mà. Cảm giác ở cạnh 1 người suốt ngày dìm hàng mình đã khổ 1, thì bây giờ việc tiếng nói dìm hàng đấy nó ở luôn trong đầu mình, lải nhải liên tục, lâu lâu, còn khổ 10. Dần dần việc tự chê mình khiến mình tự ti. Tự ti là mệt ùi. Đó là nguyên của tính trì hoãn, ngại giao tiếp, ngại tùm lum tà la các thứ khác.
Không biết tự chê mình thì làm sao tốt lên?
Thế bạn sẽ bảo “Thế không dám tự chê mình thì trong khi bản thân yếu kém lại cứ huyễn hoặc mình hay mình tốt rồi thì làm sao tốt lên được?”
Bạn có ý đúng. Huyễn hoặc mình hay mình tốt lắm rồi là không ổn rồi. Và bạn thấy không, việc chê bai bản thân hay cho rằng mình ngon lắm rồi hay lắm giống như là 2 thái cực của cái bập bênh. Còn điểm cân bằng ở giữa là: Hãy công bằng và tử tế .
Hãy công bằng và tử tế với chính mình
Trong khi tự chê mình là chỉ nhìn vào điểm không tốt của mình, và coi mình hay rồi ngon rồi là chỉ nhìn vào điểm tốt của mình, thì sự công bằng tử tế ở đây là: mình có cả 2. Tức là luôn ở thế cân bằng để hiểu mình: tốt có, xấu có; mình có quá khứ thất bại và cũng có tương lai để làm lại; mình còn nhiều điều chưa đạt được và cũng đã đạt được nhiều điều; chân mình ngắn và mặt mình tươi.
Nghe thì hay nhưng làm thì khó phết. Vì trải qua ùi nên Linh hiểu việc tự chê mình nó như thói quen ấy. Nhiều khi biết tự chê là không tốt rồi đấy, mà cứ auto chê. Mà tự chê xong rồi lại tự chê là “Ôi sao mình cứ tự chê mình thế này.”
Linh có các công cụ thể xử lý vụ này. Linh có giúp đỡ thành công các bạn coaching chữa lành với Linh để bây giờ các bạn có cái nhìn công bằng tử tế với bản thân. Giờ đây, trái tim các bạn đầy sự hòa bình với chính mình, và tràn trề tự tin để dám làm những cái mới trước đây các bạn do dự. Bạn có thể tham dự nhóm tập Thiền Chánh Niệm cùng nhau trên Zalo này với Linh để tìm hiểu thêm nhé: https://zalo.me/g/lvelfa718
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Shahar, G. (2015). Erosion: The psychopathology of self-criticism. New York: Oxford University Press.
- Shahar, G. (2016). Criticism in the self, brain, social relations and social structure: Implications to psychodynamic psychiatry. Psychodynamic Psychiatry, 44(3):395-421. doi: 10.1521/pdps.2016.44.3.395.
Linh từ từ
Nuôi dưỡng nội lực bằng chánh niệm