Bí Mật Của Cảm Xúc Tức Giận

Hóa ra tức giận chỉ là là “cảm xúc vỏ” cậu ạ. Tức là nó giấu bên trong 1 cảm xúc khác – cảm xúc gốc. Thường cảm xúc gốc là nỗi  sợ hãi/ lo âu hay buồn bã/ chán nản/ thất vọng/hoang mang/ bối rối.

Ví dụ nè

Khi con cái bực bội vì bố mẹ…

… cấm đoán chê trách mình rồi sinh ra cãi bướng, nổi loạn. Trông thì có vẻ ngầu thế chứ thực ra bên trong con là sự tủi thân vì không được bố mẹ thấu hiểu và ủng hộ.

Ngày xưa khi ai đó chê bai tớ vừa lùn vừa mập…

 ….thì Linh tức lắm và cãi nhau với họ ngay. Trông thì có vẻ đanh đá thế chứ sâu thẳm là nỗi buồn vì mình không được đón nhận, không được yêu quý đấy. Buồn da diết lên ấy.

Khi các chính thất đánh ghen.

Lúc đó cơn giận lên tới đỉnh phải không, họ chửi bới đánh đập tuesday và chồng thật lực. Trông rất ghê gớm phải không? Thực ra cơn giận đó chỉ là 1 cái vỏ, để che đi bên trong là nỗi đau đớn vì bị chối bỏ bởi chính người thân của mình (chồng). Còn có cả nỗi hoài nghi bản thân vì đã sai gì đó/ kém cỏi gì đó nên mới bị chối bỏ như vậy. Nên sau khi đánh ghen, các bà vợ bị tổn thương tâm lý nặng nề, chứ khó để mà “bước sang trang mới cuộc đời, vứt quách thằng cha chả ra gì ấy đi” như người ta hay khuyên đâu. Thêm nữa, họ hay bị ám ảnh từ chính những cô bồ mà không biết. Nhiều bà vợ thật lực chi tiền cho các liệu pháp trẻ hóa, nếu trước kia chồng cặp với các em trẻ hơn. Hoặc nhiều bà thật lực chi tiền cho váy áo theo đúng style các cô bồ, do nghĩ đàn ông thích gu phụ nữ ăn mặc như vậy.

Đố cậu biết tại sao lại có 2 tầng cảm xúc như vậy?

Vì những cảm xúc gốc phía trên thường mang tính “yếu”. 

Bằng chứng là khi trong người xuất hiện 1 trong các cảm xúc gốc này, ta đều thấy uể oải rệu rã, không thiết làm gì, từ đó ta không làm chủ được tình hình. Con người vốn dĩ sẽ không chịu được cảm giác không làm chủ tình hình lâu. Vì thế, bản năng sinh tồn đã thúc đẩy ta tạo ra 1 cảm xúc “mạnh”, đó chính là sự tức giận. Bằng chứng là mỗi khi tức giận, ta thấy người rần rần, máu chảy nhanh hơn, cơ căng cứng cảm giác sẵn sàng hành động, từ đó ta làm chủ được tình hình.

(Và vấn đề là khi quá trình cảm xúc gốc bị đè lên bởi cảm xúc vỏ quá lâu quá thường xuyên, con người sẽ thường cảm thấy tức giận ngay lập tức với 1 sự việc gì đó. Họ khó mà nhìn ra cảm xúc gốc.)

Hiểu được tầng tầng lớp lớp của tức giận rồi, cậu sẽ xử lý nó hiệu quả hơn.  

Ví dụ:

Nếu cậu nghe theo lời khuyên “Hãy sống thật với cảm xúc thật của mình”..

…mỗi khi tức giận và cho phép mình “tấn công” người khác (nói ra những lời cho “hả lòng” chả hạn) là hỏng. Vì khi đó không được gì cho cả 2 phía. Cá luôn là cậu không thấy “hả lòng” gì đâu, chỉ thấy thêm bối rối. Vì tức giận đâu phải cảm xúc thật của cậu mà sống thật với nó?

Hoặc bạn nghĩ mình nên yêu thương, ôm ấp cơn giận…

…cũng không ăn thua. Vì cũng có xử lý vào cảm xúc gốc đâu.

Trong nhiều lần coaching 1-1 cho các bạn, Linh hay gặp tình huống các bạn không biết xử lý cơn giận ra sao. Cho đến khi Linh chỉ ra cảm xúc gốc đằng sau cơn giận ấy, thì phản ứng của các bạn thường là:

– vai đang gồng tự dưng mềm ra

– đang nói hăng tự dưng trầm lại

– mắt bắt đầu ươn ướt

Rồi Linh chỉ các bạn dùng thêm mấy bài tập chánh niệm, là chỉ mấy hôm, các bạn đã thấy “quên mất tiêu” mấy cảm xúc tức giận + cảm xúc gốc kia.

Nếu cậu quan tâm về coaching chữa lành bằng chánh niệm với Linh, hoặc muốn nhóm tập chánh niệm miễn phí hàng tuần cùng tớ, inbox tớ theo Page đây nè: https://www.facebook.com/linhtutumindfulness

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Miller, H. A. (2022). Understanding The Psychology of Anger And Secondary Emotions. Family Psychiatry & Therapy. https://familypsychnj.com/…/understanding-the…/

Reilly, P.M., & Shopshire, M.S (2019). Anger Management for Substance Use Disorder and Mental Health Clients: A Cognitive–Behavioral Therapy Manual. SAMHSA Publication No. PEP19-02-01-001. Rockville, MD: Substance Abuse and Mental Health Services Administration.

Linh từ từ

Nuôi dưỡng nội lực bằng chánh niệm

Leave a Comment