Hóa ra mấy “chuyện trẻ con” như: bị mẹ mắng phạt, các bạn không chơi, bị trêu chọc ngoại hình, bố mẹ cãi nhau rồi giận cá chém thớt sang mình..v..v.. có năng lực ảnh hưởng đến cả một đời người. Cũng phải thôi. Những vết xước trên cây non đều trở thành vết sẹo khi cây lớn, phải không? Bài viết này chia sẻ thông tin về những tổn thương thời thơ ấu (childhood adversities)
Xem thêm:
Làm Dịu Căng Thẳng Thi Cử Với Thiền Chánh Niệm
Chiếc Bẫy Của Tâm Lý Tích Cực. “Buồn Thì Cứ Khóc Đi!”
Lý Do Đầu Tiên Khiến Chứng Rối Loạn Lo Âu Gia Tăng Và Cách Xử Lý
Mục Lục
Tổn thương thời thơ ấu
Tổn thương thời thơ ấu là gì?
Tất cả mọi sự kiện gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần và thể chất của một đứa trẻ
Những sự kiện đó có thể nhỏ như mấy cái mình liệt kê phía trên: bị mẹ mắng, các bạn không chơi, bị trêu chọc ngoại hình,v..v..
Hoặc nghiêm trọng hơn là:
- Cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn
- Cha mẹ nghiện rượu, cờ bạc, hay đánh đập
- Bị tai nạn hoặc người nhà gặp tai nạn
- Mất đi người thân
- Bị làm dụng thân thể, sức lao động
- Bị bạo hành
- Bị bắt cóc
- Gia đình quá nghèo khó, v..v…
Giai đoạn lúc nhỏ chính là giai đoạn hình thành nhận thức, thái độ, và hành vi. Vì thế, những tổn thương này nếu không được chữa lành, thì đều gây ảnh hưởng tiêu cực lớn tới tâm lý, và hành vi khi trưởng thành.
Năm ngoái, 1 người anh mình quen chết vì sốc ma túy. Trước khi nghiện, anh có thời gian rất dài lông bông bụi đời, xã hội đen. Lý do là vì anh ấy chán đời. Lí do anh ấy chán đời vì từ bé nghĩ mình không được bố mẹ yêu thương.
Hồi nhỏ, bố anh ấy luôn chửi mắng anh ấy thậm tệ, nói những câu như “Tao sinh ra mày làm gì không biết.” Có người thì nói “Con trai gì mà không bản lĩnh. Bố mẹ có như vậy thì cũng phải biết cách vượt qua chứ.” Nhưng mình hiểu. Vẫn là câu “Vết xước trên cây non sẽ thành vết sẹo trên cây lớn”. Có người vượt qua được, cũng có người không.
Các ảnh hưởng tiêu cực của tổn thương thời thơ ấu
Khi còn nhỏ
- Ngại tham gia các hoạt động xã hội
- Khó ngủ, mất ngủ, hay gặp cơn ác mộng
- Dễ hồi hộp, dễ cáu
- Đối với các trẻ lớn thường cảm thấy khó tập trung và gặp nhiều vấn đề trong học tập
- Rối loạn trong hành vi ăn uống
- Trẻ lớn có thể xuất hiện các hành vi như hoạt động tình dục và sử dụng rượu hoặc ma túy.
Khi lớn lên
- Những đứa trẻ bị mắng, phạt khi mắc lỗi sau này dễ trở thành những người thường rất hay dằn vặt bản thân; khi họ có gia đình thì với người ngoài thì có thể khúm núm nhưng với người nhà lại dễ cáu gắt; trong đời sống luôn ngại rủi ro; trong công việc ngại thể hiện chính kiến và luôn có xu hướng sợ mất lòng người khác.
- Những đứa trẻ hồi nhỏ thấy bố mẹ bênh anh/chị/em mình hơn thì lớn lên thường có xu hướng dễ ghen tị với mọi người, và khó thân thiết với chính anh em mình.
- Những đứa trẻ sống trong gia đình bất hòa, bố mẹ ly thân, ly hôn sau này dễ mắc các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, hoặc ít nhất thành người lớn có thái độ mất cân bằng với tình yêu – hôn nhân: hoặc là yêu đương rất dễ lụy tình, hoặc là nghi ngờ rồi sợ yêu.
- Những người bị bạo hành thời thơ ấu dễ mất niềm tin vào cuộc sống, nhiều người dễ có xu hướng vướng vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành tội phạm khi lớn lên.
Tại sao tổn thương thời thơ ấu khó chữa lành?
Do suy nghĩ “Lớn rồi còn quan tâm mấy chuyện trẻ con ấy làm gì nữa?”
Mình cũng từng suy nghĩ như vậy. Thế nên, mỗi lần nhớ đến những kí ức tuổi thơ không mấy ngọt ngào, mình thấy trong lòng nhói lên, nhưng lại gạt đi. Nếu nghĩ lại nhiều lần. Mình lại tự trách: “Tại sao mình nhạy cảm và yếu đuối quá vậy?” “Tại sao nhiều người khác hồi bé còn khổ hơn nhưng lớn lên vẫn vui vẻ tự tin có sao đâu?”
Mình cố gạt đi mãi, nó càng không đi.
Trong bài viết sau, Linh Từ Từ sẽ chia sẻ cách chữa lành các tổn thương tâm lý thời thơ ấu này nhé.
Linh Từ Từ
_Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm_
[…] Bạn Đang Có Những Tổn Thương Thời Thơ Ấu Nào Không? […]
[…] Bạn Đang Có Những Tổn Thương Thời Thơ Ấu Nào Không? […]
[…] Bạn Đang Có Những Tổn Thương Thời Thơ Ấu Nào Không? […]