Phải làm sao khi quanh mình là những người độc hại?

A. 05 dấu hiệu cho thấy 1 người là độc hại ( họ có thể trong gia đình mình) 😎😎

1. Hay dìm hàng chê bai người khác.

2. Hay doạ dẫm người khác. Nói kiểu “ nếu không làm thế này thì á hậu quả xấu thế nọ thế kia”

3. Hay phàn nàn khi gặp các thử thách. Nói kiểu “Chán quá. Sao khổ thế nhì? Kiểu này thì bó tay rồi.”

4. Hay tiếc nuối quá khứ. Nói kiểu “Giá mà ngày xưa không thế nọ không thế kia thì…”

5. 4 cái trên thường mọi người coi bình thường, cũng không nghĩ độc hại gì. Căn bản vì trong xã hội vẫn còn nhiều ấy. Cấp độ độc hại nặng hơn là các hoạt động lạm dụng, xâm hại về thể xác, nhục mạ trực tiếp.

B. Phải làm gì nếu quanh mình có người như thế?🤓🤓

Bạn mình hỏi “Thế khi mình bị 1 người có súng hoặc dao găm đe doạ, Linh sẽ làm gì?”

Mình hỏi “Bạn thì làm gì?”

Bạn trả lời “Chạy thôi.” 💃💃

Vậy là bạn coi việc có những mối quan hệ độc hại nó nguy hiểm giống như bị tấn công bằng vũ khí. Và cách xử lý là tránh xa khỏi những mối quan hệ như thế. Mục đích: nhẹ thì mình không bị lây những năng lượng tiêu cực, nặng thì mình không bị làm hại. 🍑

Lúc đầu mình không nghĩ sống cùng 1 người độc hại có thể như bị tấn công như thế. Nhưng ngẫm lại thì cũng đúng. 💐

Ngày xưa, đúng là Linh chạy thật. Buông bỏ thật nhanh. Nhưng giờ lại khác.

VÌ NHẬN RA:

1. Có phải khi bị tấn công, cách tốt nhất là chạy không? 🌷

2. 1 người bạn độc hại => có thể nghỉ chơi. 1 đồng nghiệp độc hại => không cần thân thiết. 1 người yêu/vợ/chồng độc hại => có thể buông tay. Nhưng còn cha mẹ, con cái độc hại thì mình bỏ được không? 💓

Có cha mẹ độc hại không? Có chứ. Có con cái độc hại không? Cũng rất nhiều. 🎃🎃

THỰC RA LÀ NHƯ NÀY: Những người độc hại đều là những người bị tổn thương. 👄👄👄

Càng độc hại nhiều chứng tỏ tổn thương càng lớn. 👄👄👄

Người bị tổn thương ấy, vì vụng về, mà không biết chăm sóc mình và nỗi đau của mình sao cho ổn, nên đành vương vãi đau khổ của mình ra xunh quanh + lên người khác (kiểu Bà khổ thì chúng mày đừng hòng sướng nhé).

Cái đó, âu cũng là phản xạ tự vệ sinh ra từ bản năng sinh tồn í. 🌞🌞

1. Người độc hại số 1 vật vã với niềm tin vào chính mình. Họ luôn hoài nghi, đánh giá thấp bản thân. Khổ lắm chứ không phải vui vẻ gì. Để cho dễ chịu hơn, người ta hay dìm người khác.

2 +3. Người độc hại số 2 và số 3 trong lòng đầy nỗi sợ. Thành ra phải doạ dẫm người khác + phàn nàn để không phải ở khu vực sợ hãi 1 mình.

4. Người độc hại số 4 tự thấy hiện tại không vừa ý. Thành ra mới luôn ngoái loại với 1 niềm tin có thể thay đổi quá khứ.

5. Người độc hại số 5 luôn cảm thấy cuộc đời không ai yêu thương họ cả, thành ra họ muốn khiến thêm vài người khác thấy đau thương.

Khi mình hiểu ra như thế. Là 1 chút cái được gọi là “thông cảm” nó bắt đầu chảy ra rồi phải không?😁😁

C. THẾ CHỐT LÀ NÊN LÀM GÌ KHI ĐÃ CÓ “THÔNG CẢM”? 😇😇

1. Với các nhóm độc hại 1,2,3,4: Để yên cho họ “độc hại”. 😻😻 Thật đấy. Vì các vết thương do nhiễm độc luôn cần có giai đoạn thải độc trước khi lành. Không cần khuyên nhủ chỉ bảo “hãy tích cực lên”, vì họ chẳng vào đầu. Để yên cho họ độc hại, nhưng hãy luôn ở bên cạnh họ. Đồng thời tu dưỡng bản thân mình. Sự lây lan năng lượng là có thật. Sau giai đoạn thải độc, được ở cạnh 1 người tươi mát, không lên mặt dạy đời mình, cũng không xa lánh mình, những người độc hại sẽ tự động chuyển hoá.

2. Với nhóm số 5: hãy nấu cho họ cháo hành 😁😁😁 Thật! Thị Nở là hình mẫu thành công cho trường hợp này. phải không? Sự hồn nhiên, sự tốt bụng không tính đếm ( mà người đời cho là dại dột, ngờ nghệch) lại chuyển hoá được sự độc hại không tưởng trong Chí Phèo.

Đỉnh! 👏👏

Tại sao Linh biết như vậy cơ chứ? Bởi đã từng, Linh đứng ở cả 2 phía: 1 người độc hại, 1 người tươi mát (trình nấu cháo thì chưa). 😝😝

Leave a Comment