Đón Nhận Con Người Chân Thật Của Mình

Học cách đón nhận chính mình, cho mình bình yên, cũng  là học cách để sống với người khác, cho mọi người đều bình yên


Đón nhận con người chân thật của mình quan trọng lắm, bởi vì…

Mọi rắc rối tâm lý đều đến từ việc không thể đón nhận con người chân thật của mình

Trong quá trình dạy thiền chánh niệm và trị liệu cho nhiều bạn, tớ nhận ra rằng mọi rắc rối tâm lý đều đến từ việc không thể đón nhận con người chân thật của mình. Trong một thế giới ngày càng khao khát sự hoàn hảo, mọi người thấy những điều như là mình đạt điểm kém trong môn toán, mình chậm chạp khi làm việc, mình có chiếc mũi tẹt, mình hay tức giận, kiểu kiểu thế, là những thứ không thể chấp nhận được.  Và chỉ khi nào bản thân được các tiêu chuẩn như xã hội đề ra về ngoại hình, học thức, địa vị, tài sản, khi đó mới thấy bản thân đáng giá. Nhưng sự thực làm gì có ai hoàn hảo? Thế nên rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm sinh ra. Tớ cũng đã từng như vậy, nên rất hiểu cảm giác khó khăn ấy. 

Không đón nhận được con người chân thật của bản thân còn gây thêm rắc rối trong các mối quan hệ

Không chỉ là một vấn đề nội tại. Việc không đón nhận được con người chân thật của bản thân còn gây thêm rắc rối trong các mối quan hệ. Vũ trụ vận hành như thế. Cách mình đối xử với chính mình hoàn toàn giống cách mình đối xử với người khác. Dù mình có nhận ra được hay không. Không có chuyện mình khéo léo được với người ngoài mà khắc nghiệt với chính mình. Khi đó cái khéo ấy không bền.

Đón nhận con người chân thật của bản thân thì làm sao tiến bộ được?

Nếu như cậu sợ rằng đón nhận con người chân thật của bản thân thì làm sao tiến bộ được. Thì sự thực là ngược lại. Đón nhận bản thân mới là cách khôn ngoan nhất để phát triển bản thân đấy. Khi đón nhận, cậu có một cái nhìn bình tĩnh, khách quan về chính mình. Để từ đó lựa chọn công việc, các mối quan hệ, một cách hợp nhất với mình. Thời gian cậu đi so sánh bản thân với người khác được dồn toàn bộ vào việc phát triển sự nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ theo hướng phù hợp nhất với mình. Đó mới là hướng đi thực tế nhất, và vì thế là nhanh nhất. Còn trong các mối quan hệ, khi cậu đón nhận được mình toàn diện, cậu cũng cảm thông thấu hiểu được cho người khác. Khi cậu cảm thông thấu hiểu cho người khác, lời cậu nói về khờ dại của họ cũng đầy tình thương và mong muốn tốt đẹp, chứ không phải là chê bai áp đặt nữa. Thế thì sao mà họ ko mở lòng nghe theo chứ nè.

Thiền chánh niệm là cách tuyệt vời để đón nhận con người chân thật của mình

Tớ đã thử nhiều cách, và tâm đắc nhất là dùng thiền chánh niệm để đón nhận con người chân thật của mình. Lý do vì như này. Tâm lý chối bỏ bản thân đến từ đâu? Nó là một thói quen được tạo nên từ những lần cậu chối bỏ những suy nghĩ, cảm xúc nhỏ nhỏ của mình. Ví dụ: 

  • Cậu nhận ra mình có làn da tối màu => Cậu ghét mình. 
  • Cậu nhận thấy mình lười lười muốn ngủ thêm 1 chút => Cậu ghét mình. 
  • Cậu nhận thấy mình đang ghen tị với 1 ai đó => Cậu ghét mình. 
  • Cậu nhận thấy mình mập mạp => Cậu ghét mình. 

Cứ thế cứ thế nhiều lần, những lần chối bỏ nho nhỏ thành 1 thói quen chối bỏ vững chắc, như  cục đá to, và thật cứng. Thế nên, muốn đập tan cái thói quen chối bỏ đó, cậu lại phải tập 1 thói quen mới, tên là “Thói quen đón nhận”. Tức là cậu cứ liên tục nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình, nhận ra mà không phán xét, chỉ ghi nhận thôi. Ví dụ:

  • Cậu nhận ra mình có làn da tối màu => Cậu tự nhủ “OK. Mình có làn da tối màu.”
  • Cậu nhận thấy mình lười lười muốn ngủ thêm 1 chút => Cậu tự nhủ “OK. Mình có kiểu hay lười lười muốn ngủ thêm 1 chút.”
  • Cậu nhận thấy mình đang ghen tị với 1 ai đó => Cậu tự nhủ “OK. Mình đang có cảm xúc ghen tị với 1 ai đó.”. 
  • Cậu nhận thấy mình mập mạp => Cậu tự nhủ “OK. Mình thấy mình mập mạp.”

Và đó chính là cốt lõi của việc tập thiền chánh niệm. Cứ lặp lại như vậy, nhiều lần, thế là cậu tạo ra một thói quen mới trong nội tâm. 

Bài thiền “Đón nhận con người chân thật của mình” 

Bạn cùng nghe trong video đây nha: https://www.youtube.com/watch?v=tqfUJ9K5334

 

Linh từ từ

Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm

Leave a Comment