Tình Trạng “Không Cảm Xúc”. 1 Nguyên Nhân Và 4 Cách Điều Trị Không Dùng Thuốc

Khi bạn không cảm thấy gì cả, dù vui hay buồn, sau đó mất kết nối với những người xung quanh, đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị không dùng thuốc để thoát khỏi tình trạng này nhé.

Nguyên nhân của việc “không cảm thấy gì cả”

Không cảm thấy gì vì đã quá đau

Trong tâm lý học, tình trạng không cảm thấy gì cả là hiện tượng “không cảm xúc”, emotional numbness. “Không cảm xúc” là tình trạng xảy ra sau khi một người đã phải trải qua quá nhiều sang chấn tâm lý. Khi cảm thấy đau khổ quá nhiều, tiềm thức của bạn quyết định phải nhanh chóng đóng lại việc tiếp nhận cảm xúc, để bạn không phải đau thêm nữa. Nói một cách đơn giản, bạn không còn cảm thấy gì vì đã quá đau. Như vậy, đó là một cơ chế tạm thời để bảo vệ bạn.

Việc mất kết nối với mọi người xung quanh là do đau khổ đã làm tổn thương lòng tin của bạn với mọi người. Vì thế, bạn đóng trái tim mình lại, vì bạn sợ mở ra giao tiếp với một ai đó lại bạn lại bị tổn thương. Lại một lần nữa, đó cũng chỉ là một cơ chế tạm thời để bảo vệ bạn.

Tuy vậy, nếu tình huống này xảy ra lâu dài, nó sẽ khiến bạn thực sự rơi vào trầm cảm nặng. Vì vậy, hãy chuyển hóa nó bằng 4 bước tiếp theo đây.

04 cách điều trị “không cảm xúc” mà không cần dùng thuốc

1. Đón nhận và thấu hiểu

Đừng cảm thấy tồi tệ khi mình không cảm thấy gì cả và mất kết nối với mọi người xung quanh. Bạn thấy đấy, đó là nỗ lực từ tiềm thức của bạn để chống lại những đau đớn gây ra từ môi trường xung quanh. Hãy luôn ghi nhớ điều này, và thấu hiểu cho chính mình.

2. Biết ơn và tạm biệt

Hãy tự nhủ rằng “Cảm ơn vì đã bảo vệ tôi suốt thời gian qua. Tuy vậy, đã tới lúc tôi có thể bắt đầu xử lý được với chuyện khó khăn này và không cần đối phó bằng sự không cảm xúc này nữa.” 

3. Bắt đầu kết nối lại 

Hãy nuôi thú cưng

Khi tạm thời bạn thấy khó mở lòng với con người, hãy chọn thú cưng làm bạn. Những cú cún, mèo, chim, cá sẽ giúp bạn kết nối lại. Hãy dành thời gian chăm sóc chúng, cho chúng ăn, chơi với chúng. Khi tiếp xúc với thú cưng, hãy tập cảm nhận cơ thể chúng khi bạn vuốt ve chúng. Hãy cảm nhận ánh mắt chúng khi bạn chăm sóc chúng.  Lúc đầu không cảm thấy gì ngay đâu. Không sao cả. Hãy tiếp tục. 

Quan trọng hơn, hãy tâm sự với chúng. Thú cưng đầy yêu thương và đặc biệt kín tiếng, sẽ không tiết lộ nỗi lòng của bạn với ai. Có thể bắt đầu bằng “Này cún ơi, tao đang không cảm thấy gì cả. Mày có hiểu kiểu đó không? Nó như là….”

Hãy vận động cơ thể

Chạy bộ, workout, múa, nhảy. Những bài tập này sẽ giúp bạn kết nối lại với chân, tay, nhịp tim, hơi thở của mình. Từ đó, bạn sẽ dần dần kết nối lại được với cảm xúc của mình. 

Hãy luyện tập để thành người bảo hộ cho chính mình

Nếu không có điều kiện nuôi thú cưng, hãy luyện tập để biến mình thành người bảo hộ cho chính mình. Hãy viết nhật kí và để vào 1 nơi thật kín đáo. Hãy dành thời gian thầm lặng và cho phép bản thân sống thật với cảm xúc của mình, và ghi lại trong nhật kí.

4. Tập thiền chánh niệm dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm

Về lâu dài, hãy học cách chuyển hóa mọi đau khổ từ môi trường sống. Cách tốt nhất hiện nay mà không phải dùng thuốc điều trị chính là thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm cực kỳ hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng không cảm xúc và làm tăng sức mạnh và năng lực cảm xúc nhằm kiểm soát các cảm giác căng thẳng. 

Linh Từ Từ là một giáo viên dạy thiền chánh niệm và đã giúp nhiều bạn trẻ vượt qua những bất ổn tâm lý. Nếu bạn cần sự hỗ trợ, hãy email cho mình theo linhtutu2019@gmail.com . Yêu thương bạn thật nhiều! 

 

Linh Từ Từ

Nuôi dưỡng nội lực bằng thiền chánh niệm

5 Thoughts to “Tình Trạng “Không Cảm Xúc”. 1 Nguyên Nhân Và 4 Cách Điều Trị Không Dùng Thuốc”

  1. Phan Hà Trang

    Em đọc nhan đề bài viết của cô, em hơi shocked. Em từng trải qua cảm giác không cảm xúc như vậy, cũng không cảm thấy kết nối với mọi người hai năm đầu đại học. Hình như em có chia sẻ với cô nếu cô còn nhớ. Nhưng em không biết à mình đang bắt đầu bị trầm cảm. Dạo này em vẫn chăm chỉ tập thiền mỗi ngày, để tâm quan sát cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn. Quả thật đón nhận và thấu hiểu những bất ổn của mình là khó nhất. Có lẽ cái tôi của em lớn quá, em phải đấu tranh rất nhiều để chấp nhận hiện tại của mình.
    Hôm trước bạn em còn nói, học cô Linh xong thấy Trang tình cảm hơn hẳn. Em cảm ơn cô vì bài viết này, những chia sẻ của cô giúp đỡ em rất nhiều.

    1. Cô thật vui khi đọc tới đoạn bạn bé khen dạo này Trang tình cảm hơn hẳn. Vậy là bé đã tiến bộ thật nhiều rồi đó. Cô vẫn nhớ câu chuyện của bé. Khi viết bài viết này, sự thực là cô cô cũng có nghĩ tới bé nữa đó. Đón nhận chính mình khó thật. Cô hiểu. Vì cô đã từng đi qua giai đoạn ấy. Cũng vì thế, cô rất vui vì bé vẫn đi kiên cường đi trên con đường đó nhé. Còn về cái tôi. Sự thực là cái tôi lớn là do mình tổn thương quá nhiều, khiến mình yếu đuối, vì thế mình dựng nên 1 bức tường để chống đạn, với hi vọng mình ko bị đau thêm nữa. Khi hiểu như vậy, thì mình hãy kiên trì hạ bức tường đó xuống, vì nó không có lợi ích trong dài hạn. Nếu Trang cần hỗ trợ thêm cách take the wall down thì nói cô nhé. Luôn sẵn sàng hỗ trợ em.

  2. Hà Vũ

    Cô ơi, gần đây em lạ lắm. Em không muốn nói chuyện, tiếp xúc với gia đình. Mẹ em có mắng em em cũng không phản hồi, mắng xong em cũng không nhớ nội dung mẹ vừa nói. Em chỉ nhớ chỉ mẹ vừa mắng và em tức giận vì điều đó. Em cũng không nghe điện thoại của người nhà. Em chỉ muốn ở 1 mình trong phòng thôi. 1 ngày trừ thời gian đi ăn cơm và vệ sinh cá nhân thì tất cả thời gian khác em đều ở trên giường. Có phải là em đang mất kết nối rồi không ạ? Em phải làm sao đây ạ?

    1. Hà Vũ ơi, theo như em chia sẻ thì đúng là em đang dần mất kết nối ấy. Mình phát hiện ra sớm là rất tốt. Thì xử lý sẽ đơn giản thôi. Cách xử lý là 4 bước bài phía trên cô chia sẻ. Nếu làm hết 3 bước đầu thấy ngon rồi thì thôi. Còn nếu cần đến bước 4, để chữa lành những tổn thương tâm lý khiến cho em mất kết nối, thì báo cô để cô hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu hơn nhé. Email là: linhtutu2019@gmail.com

Leave a Comment