Tại sao phần lớn mọi người không hề thích việc “Không có gì là mãi mãi, mọi thứ luôn thay đổi” – Vô thường? Trong khi nó là chân lý cuộc sống?
Vì bản năng sinh tồn í
Do bản năng “luôn cần phải tồn tại”, con người luôn thích làm chủ mọi tình huống. Sự thực là ai cũng thích chủ động trong mọi việc. Ngay cả những người bị động nhất, cũng là vì niềm tin những người quan trọng với họ sẽ chủ động theo-ý-họ nè.
Vậy làm sao để luôn làm chủ được mọi tình huống?
Đó là khi mọi người, mọi tình huống giữ y nguyên trong thời gian dài, hoặc có đổi thay cũng là theo kì vọng. Để “Còn -biết -đường -mà -lần” = luôn nhanh chóng có các phương án đảm bảo lợi ích và sinh tồn của mình.
Còn khi có biến đổi, không như nhìn nhận lâu nay, thì phản ứng ngay lập tức là chống cự “Ơ sao lại thế? Thế thì biết thế nào?”.
Từ đó, nếu không sáng suốt, dễ ngộ nhận rằng 1 sự biến đổi khác với kì vọng = 1 mối đe doạ.
Khi cảm thấy đe dọa, bản năng sinh tồn tự động bật cơ chế phòng thủ trong hạch hạnh nhân trong não người => tiết ra chất dẫn truyền thần kinh gồm serotonin + adrenaline + hóc môn cortisol => các chất này tạo ra các thay đổi trong cơ thể: tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, các cơ bắp căng lên, axit trong dạ dày tăng lên. Đó là lí do trước 1 thay đổi không theo dự tính, ta thường bị “tim đập, chân run, dạ dày như quặn thắt”. Cơ chế này trong tâm lý học gọi là “flight-or-fight”.
Trong ngắn hạn, cơ chế này có lợi. Nhưng khi xảy ra liên tục trong thời gian dài, nó như cái máy luôn phải chạy hết công suất trong thời gian dài không có thời gian nghỉ => hỏng hóc.
Đó là lý do khi ai phải sống trong môi trường mà sự thay đổi là liên tục nhưng luôn trong tâm thế đối phó với nó chứ không chấp nhận nó => sức khỏe thể chất giảm sút (đau dạ dày, táo bón, đau đầu, đau mỏi vai gáy, cảm cúm, khó ngủ, đột quỵ, suy tim) + sức khỏe tinh thần giảm sút ( khó tập trung, hay chần chừ, không cương quyết, đãng trí, nhạy cảm quá mức do cấu trúc não bộ đã bị thay đổi đặc biệt khu chất xám và chất trắng).
1. Hết bón, ngủ ngon hơn, đỡ đau đầu, hết nhức mỏi vai gáy, ít ốm vặt. Do nhìn nhận mọi thay đổi là bình thường => cơ thể không coi thay đổi = sự đe dọa nữa => cơ chế phòng thủ không bị bật liên tùng tục nữa => tim mạch điều hòa, hệ thần kinh làm việc từ tốn, hệ tiêu hóa ổn định, hệ miễn dịch tốt lên.
2. Thoát khỏi các tình huống bất lợi nhanh hơn. Do hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả, không bị luôn quá tải => đầu óc sáng suốt => có giải pháp nhanh hơn.
3. Vui vẻ rằng “Ai rồi cũng khác”. Chỉ là khác ít hay khác nhiều. Nên cũng không ức chế hay nghi ngờ khi có 1 ai “trước 1 kiểu, giờ 1 kiểu”.
4. Có ý thức tự phát triển nội lực của mình hơn. Do nhận thức mọi người, mọi thứ đều biến đổi. Thành ra dựa vào chính mình, khi mình biến đổi mình còn biết được mà chủ động. Còn dựa vào người khác (dù là người thân), khi họ biến đổi mình khó có sự chủ động hơn.
5. Tình cảm đối với gia đình bạn bè thân thiết trở nên trong veo trọn vẹn hơn. Do nội lực tốt hơn, không dựa dẫm vào gia đình bạn bè nữa (dù sự phụ thuộc là tài chính, sức khỏe, hay tình cảm). Thì mối quan hệ tự dưng nhẹ nhõm hơn, và đơn thuần là vì các bên yêu thương, muốn chăm lo cho nhau.
6. Tinh thần lạc quan tích cực hơn. Thì bớt sợ thì có nhiều chỗ cho niềm vui vào hơn
Nhớ lại trước đây, cũng chẳng lâu lắm, mỗi khi có 1 sự thay đổi gì, chưa cần biết ất giáp ra sao, Linh hay giãy nảy lên. Giãy đành đạch đành đạch. Đố vui nè: ảnh trái năm nào? Ảnh phải năm nào ạ?